Tư vấn - Thông tin

[-] TÁC DỤNG CHỮA BỆNH KỲ DIỆU CỦA CÂY CHÈ | CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ THÁI BÌNH LẠNG SƠN TÁC DỤNG CHỮA BỆNH KỲ DIỆU CỦA CÂY CHÈ

Chuyên mục: Thông tin,  |  Đọc: 1312 |  Bản in  | Cỡ chữ
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, từ xa xưa đã biết dùng chè để pha hãm làm nước uống hàng ngày, trở thành tập tục và đi vào nghệ thuật ẩm thực dùng trong giao tiếp, tiệc tùng v.v... là nguồn vui trong sinh hoạt đời sống không thể thiếu.

Cây chè có tên khoa học Camellia sinensis, họ chè. Nước ta có hai loại chè, chè Việt Nam (Camellia vietnamensis) và chè Bắc (Camellia Tonkinensis). Chè được trồng và mọc tự nhiên tại các vùng đồi núi phía Bắc, nhiều ở Lạng Sơn và Hà Giang.

Thành phần hóa học của chè chủ yếu là tanin chiếm 10-20%, cafeine 1-6%. Ngoài ra còn chứa theophyline, theobsonine và xanthine. Trong tanin của chè thành phần chủ yếu là gallorfl, epigalocatahol, galloy - L - epiecitecline và L - epicatechol. Để tồn tại cafeine đã kết hợp với tanin. Hàm lượng cafein cao ở lá chè non. Khi chè lên men thì hàm lượng cafein lại càng tăng cao hơn. Hương thơm của chè chính là lượng tinh dầu thơm có ở chè 0,6%. Khi sao khô chỉ còn lại 0,006%. Tinh dầu thơm của chè đó là chất volatile oils. Trong chè còn chứa các chất như triterpenoid, saporin, cagenin - ở triterpenoid và saponin có Theasapogenol E và theafolisaponin - hàm lượng vitamin C có khoảng 130-180mg%, một lượng nhỏ caroten, flavolnoid, flavolnoid querutin và kaemplerol. Những chất này kết hợp với flavolnoid và acid gallic để tạo thành một số este...

Theo Đông y chè vị đắng, ngọt, hơi chua, hàn, không độc, tác dụng vào gan, lách, phổi, thận.

Nhờ các thành phần hóa học có trong chè mà nó đã có nhiều tác dụng phòng và chữa bệnh. Chẳng hạn chất cafeine tác dụng lên hệ thần kinh trung khu gây hưng phấn tinh thần, tư duy hoạt bát. Có khả năng hồi phục sức khỏe nhanh sau khi lao động mệt mỏi chỉ cần uống một cốc nước chè đường pha thêm chút sữa. Cafeine làm tăng cường co bóp cơ vân, làm hạn chế hấp thụ canxi ở ruột, làm ức chế tái hấp thu của ống nhỏ thận gây lợi niệu. Làm tăng cường sự phân tiết trong dạ dày vì vậy khi mắc bệnh đường tiêu hóa không nên uống nhiều nước chè.

Cafeine cùng với theophyline trực tiếp gây hưng phấn tâm trạng, kích thích mao mạch làm hưng phấn trung khu vận động huyết quản. Chất theophyline của chè còn làm nhão cơ trơn vì thế dùng để chữa chứng đau gan và hô hấp hổn hển.

Nhưng khi dùng nhiều chè lại gây mất ngủ, làm tim đập mạnh, đau đầu, ù tai hoa mắt... nên không dùng quá nhiều chè trong ngày.

Nước chè còn tác dụng ức chế kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn kháng khuẩn, đặc biệt đối với lị trực trùng nhờ chất tanin có trong nước chè. Nước chè xanh có hiệu nghiệm hơn chè khô.

Ngoài ra còn thấy chè có tác dụng làm giảm huyết áp, trị bệnh hoại huyết và phong thấp nặng. Làm mau lành các vết thương, lở loét... Nước chè có khả năng phòng chống ung thư nhờ các chất như theophyline, cafeine, Theobronine có trong chè xanh, chè khô nên đã kích thích tế bào cơ thể sinh sản ra Interferon trong máu. Chính chất này đã ức chế sự phát triển và phân chia của các tế bào ung thư. Vì vậy hàng ngày uống 10 chén nước chè trở lên thì có khả năng phòng chống ung thư. Do đó có thể sử dụng nước chè uống rộng rãi trong các nhà máy xí nghiệp độc hại để dự phòng ung thư và thải độc.

Gần đây, Fujiki cùng nhiều nhà khoa học Nhật Bản, các nhà khoa học thuộc Viện hàn lâm Hoàng gia Anh đã công bố nước chè xanh ngăn chặn sự phát triển các loại ung thư gan, ung thư dạ dày vì ở chè có chất gallat epigallocatecline là hợp chất chính chống ung thư.

Hạt chè cũng chứa saponin, khi thủy phân saponin có chất théasapogenin A, B, C và camellia sapogenol C, A, camelliasapogenol II cùng ít hóa hợp chất flavonol, mầm của hạt chè chứa theanin. Hạt chè vị đắng, hàn, có ít độc. Theo sách "Cây thuốc Trung Quốc" dùng làm thuốc chữa cho người hen suyễn khó thở, chỉ dùng hạt tốt mới thu hoạch trong năm. Dùng hạt chè cùng cây bách hợp 2 thứ bằng nhau, nghiền nhỏ trộn đều làm thành viên hoàn uống với nước sôi để nguội ngày 2 lần mỗi lần chừng 2-3gam. Chữa trị ho có đờm, thở hổn hển, thở gấp dùng hạt rang lên xay nghiền nhỏ trộn với bột nếp rồi uống với nước chín.

Rễ chè có stachyos, raffinose, saccharose, glucose, fructose và một lượng nhỏ hợp chất phenol, cũng theo sách "Cây thuốc Trung Quốc" dùng để chữa lở loét miệng: Dùng rễ 50-100gam rửa sạch sao lên rồi nấu kỹ lấy nước uống trong ngày.

Chữa vẩy nến: Rễ 50-100gam cắt ngắn từng đoạn 3-5cm cho vào sắc đặc lấy nước rửa ngoài, ngày uống 3-4 lần lúc đói.

Chữa bệnh đau tim: thỉnh thoảng thấy nhói vùng tim, nhịp tim không đều lấy rễ cây chè già với rễ cây me rừng mỗi thứ 50g, rễ cây thiên thảo 12-15g cả ba cho vào sắc uống. Uống mỗi tuần 6 ngày dùng liên tục 4 tuần. Quá trình uống sẽ thấy đi tiểu tăng lượng, ăn ngủ tốt, cơn đau dịu dần, nhịp tim ổn định.

Ngoài ra còn chữa trị nhiều bệnh khác, nhiều bài viết đã đề cập đến nên xin không nhắc lại.

Vậy cây chè lại trở thành dược liệu quý giúp con người chữa được nhiều bệnh. Ở nước ta chè sẵn và dễ kiếm dễ tìm. Mong rằng mọi người sử dụng tốt trong ngày hè một cách hợp lý và khoa học

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI

Cập nhật: Ngày 31 tháng một năm 2016
Nguồn ykhoa.net


Các tin khác...

Sản phẩm nổi bật

  • Thái Bình Ô long trà

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè Ô long hút chân không 200g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Ô long Thanh Tâm 100g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè xanh Bát Tiên hút chân không 200g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè xanh Ngọc Thúy hút chân không

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...