Chuyên trang thông tin...

[-] Phát triển cây chè ở Phúc Trìu | CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ THÁI BÌNH LẠNG SƠN Phát triển cây chè ở Phúc Trìu

Chuyên mục: Tin tức tổng hợp,  |  Đọc: 65 |  Bản in  | Cỡ chữ


Thu hái chè vụ Mùa

Tại xóm Soi Mít, chúng tôi thấy dưới bãi chè đông đảo người dân đang thu hái, tiếng nói cười vang cả đồi chè. Anh Dương Văn Khánh, Bí thư Chi bộ xóm cho biết: Cùng với chăn nuôi, cấy lúa, xóm tập trung phát triển cây chè với diện tích khoảng 50 ha chè kinh doanh.

Những năm gần đây, cùng với cải tạo, mở rộng diện tích mỗi năm 2-3 ha, người dân cũng đều có ý thức nâng cao giá trị sản phẩm. Đáng chú ý là xóm Soi Mít đã có cách làm sáng tạo, hiệu quả trong việc xây dựng các mô hình điểm về kinh tế để nhân rộng. Hiện, xóm có trên 30 hộ vừa sản xuất, vừa chế biến chè hiệu quả, điển hình là: Gia đình ông Phạm Văn Hùng, Phạm Văn Hợi, Vũ Văn Hạnh... Từ các mô hình điểm này, người dân đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm, tìm ra những điểm phù hợp để có thể áp dụng vào mô hình trồng và chế biến cây chè cho hiệu quả cao hơn tại gia đình mình. Với cách làm này, năm 2020 giá trị sản phẩm trên 1 ha chè kinh doanh của xóm đạt 400 triệu đồng, nâng mức thu nhập bình quân của người dân lên 45 triệu đồng/năm (tăng 5 triệu đồng so với năm 2019).

Trao đổi kinh nghiệm sản xuất chè tai gia đình ông Trịnh Văn Nam, xóm Phúc Thành

Bà Trịnh Thị Huệ, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Trìu cho biết: Ngay sau Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ xã Phúc Trìu đã ban hành chương trình hành động, đề ra nhiều giải pháp đồng bộ và lựa chọn những nội dung phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương để đưa nghị quyết sớm đi vào cuộc sống. Để thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế trong năm, Đảng ủy xã phân công các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ về dự sinh hoạt từng chi bộ, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, định hướng cho các xóm phát triển kinh tế. Phúc Trìu có thế mạnh về cây chè với 15 làng nghề sản xuất và chế biến chè truyền thống được UBND tỉnh công nhận; 6 hợp tác xã chế biến chè và một số tổ hợp tác kinh doanh hiệu quả. Bám sát vào thực tế của từng xóm, mỗi chi bộ đã chỉ đạo các đảng viên nêu cao tinh thần gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế. Vì vậy, không riêng Soi Mít, mà tại các xóm như Phúc Thuần, Đồng Nội, Khuôn, Đồi Chè... đều đã thực hiện hiệu quả công tác phát triển kinh tế, từ việc đưa các giống chè mới có năng xuất cao, chất lượng tốt vào sản xuất.

Bên cạnh đó, các hội đoàn thể của xã cũng đã phát động nhiều phong trào hội viên sản xuất kinh doanh giỏi, xây dựng và phát triển thương hiệu vùng chè đặc sản Tân Cương theo chỉ dẫn địa lý. Xã tăng cường phối hợp với các phòng chuyên môn của thành phố Thái Nguyên mở nhiều lớp tập huấn hàng năm giúp các hội viên tham gia nắm bắt kinh nghiệm, kỹ thuật trồng và chế biến chè, nhất là chè hữu cơ. Thực hiện tốt việc kết nối với Ngân hàng Chính sách - xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp người dân vay vốn, phát triển kinh tế. Một thuận lợi nữa là nhiều tuyến đường liên xã, xóm đã được bê tông hoá trong mấy năm gần đây, tạo điều kiện cho Nhân dân giao thương phát triển kinh tế, trong đó có cây chè. Đó là thời điểm cuối tháng 11/2018, tuyến đường liên xã Phúc Xuân - Phúc Trìu dài 2,8 km được hoàn thành, đưa vào sử dụng đã làm thay đổi đáng kể diện mạo vùng phía Tây thành phố. Trước đây, tuyến đường liên xã nhỏ hẹp, gồ ghề, giao thương, trao đổi hàng hóa vì thế bị hạn chế. Nhận thức được ý nghĩa của tuyến đường, cấp ủy chính quyền và các đoàn thể đã vào cuộc tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, tự nguyện đóng góp công sức tiền của, hiến đất và tài sản trên đất để mở rộng các tuyến đường giao thông. Cùng với tuyến đường liên xã Phúc Xuân - Phúc Trìu thì cây cầu bắc qua dòng kênh hồ Núi Cốc đi các xóm Khuôn, Nhà Thờ… hay gần 10km đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng được cứng hóa và bê tông hóa trong giai đoạn 2015 - 2020 cũng mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho xã Phúc Trìu.

Tính đến năm 2020, diện tích cây chè kinh doanh của xã Phúc Trìu là trên 360 ha (mỗi năm cải tạo, trồng mới từ (10 - 20 ha), cơ bản là các giống chè cành năng suất cao, giá trị sản phẩm trên 1 ha chè hiện là 400 triệu đồng; 15 làng nghề chè truyền thống và 6 hợp tác chè phát triển ổn định. Cây chè đã góp phần giúp người dân cải thiện thu nhập, bình quân từ 28 triệu đồng/người/năm (năm 2015) tăng lên gần 45 triệu đồng/người/năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,42%. Xã phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản phẩm trên 1 ha chè là 550 triệu đồng…

Thanh Thủy
thainguyen.gov.vn


Cập nhật: Ngày 04 tháng mười một năm 2023
Nguồn soncam.thainguyencity.gov.vn


Các tin khác...

Sản phẩm nổi bật

  • Thái Bình Ô long trà

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè Ô long hút chân không 200g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Ô long Thanh Tâm 100g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè xanh Bát Tiên hút chân không 200g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè xanh Ngọc Thúy hút chân không

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...