Chuyên trang thông tin...

[-] Mở rộng thị trường xuất khẩu chè | CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ THÁI BÌNH LẠNG SƠN Mở rộng thị trường xuất khẩu chè

Chuyên mục: Tin tức tổng hợp,  |  Đọc: 194 |  Bản in  | Cỡ chữ

PTO- Hiện nay, cây chè đã có mặt tại 90% số xã, thị trấn của các huyện như Thanh Sơn, Tân Sơn, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba… Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 75 nhà máy chế biến chè có công suất từ 1 tấn búp tươi/ngày trở lên và khoảng 700 cơ sở chế biến chè mi-ni với tổng công suất ước đạt trên 260 ngàn tấn/năm. Hàng năm, sản lượng chế biến chè khô các loại của tỉnh đạt khoảng 54.000-55.000 tấn, trong đó có khoảng 8.000 tấn chè khô xuất bán trực tiếp ra nước ngoài, còn lại bán qua các doanh nghiệp trong nước.

Chế biến chè đen xuất khẩu ở Công ty TNHH chế biến chè xuất khẩu Đại Đồng.

Phú Thọ đứng thứ 4 cả nước với diện tích trồng chè đạt xấp xỉ 15.720ha, chiếm 12% diện tích trồng chè của cả nước, đồng thời cũng là một trong 4 tỉnh cho sản lượng chè lớn nhất cả nước. Với sản lượng chè tươi đạt hơn 117.000 tấn, năng suất bình quân đạt gần 84 tạ/ha, sản phẩm chè của tỉnh đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và cũng đã xuất khẩu đi nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan… Tuy nhiên, ngành chè của tỉnh cũng đang gặp nhiều khó khăn để tìm hướng đi mới, đặc biệt là đối với thị trường xuất khẩu.Tuy được đánh giá là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ, song ngành chè của tỉnh cũng đang gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế như: Các doanh nghiệp chế biến chè thường xuyên gặp vấn đề về nguồn nguyên liệu đầu vào. Hiện tại, vùng nguyên liệu trong tỉnh cũng mới chỉ đáp ứng 52% nhu cầu nguyên liệu; số nguyên liệu còn lại, phải thu mua tại các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang… Bên cạnh đó, sản lượng chè búp tươi của tỉnh cũng chỉ đáp ứng khoảng gần 50% công suất, còn tới 60% số cơ sở chế biến không có vùng nguyên liệu, không chủ động được sản xuất, tình trạng tranh mua, tranh bán nguyên liệu giữa các cơ sở chế biến diễn ra ngày càng gay gắt… Hầu hết các cơ sở thường sản xuất chè đen, rất ít cơ sở chế biến chè xanh, chè cao cấp. Vì thế mà sản phẩm chè chưa phong phú, chất lượng chưa cao nên khó thâm nhập những thị trường khó tính. Thậm chí sản phẩm chè chỉ bán để tạo nguyên liệu nên giá trị sản phẩm không cao, khó đa dạng thị trường và càng khó khăn để xây dựng thương hiệu. Ngoài ra, hầu hết sản phẩm chè của tỉnh phải bán qua nhiều thị trường, nhiều cấp nên lợi nhuận thấp, chất lượng tốt, xấu khó kiểm soát.

Tình trạng trên xảy ra do nhiều nguyên nhân, cụ thể nhiều nơi vẫn áp dụng giống chè cũ, năng suất thấp; trình độ và kỹ thuật trồng chè của người nông dân còn kém; trong tỉnh chưa có sự phân bố đồng đều giữa các vùng nguyên liệu, thiếu vùng nguyên liệu; sự liên doanh, liên kết giữa vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến thiếu chặt chẽ, công nghệ chế biến lạc hậu; sản phẩm chè một số nơi không đảm bảo về an toàn thực phẩm; đa số doanh nghiệp chè chưa chú trọng đến việc tạo dựng thương hiệu cho chè Phú Thọ.

Qua trao đổi với lãnh đạo một số doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh, đại đa số đều cho rằng: Để khắc phục những hạn chế trên, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm chè đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, về phía tỉnh cần phải xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, tổ chức sản xuất và quản lý theo chuỗi giá trị; quy hoạch ổn định vùng chè an toàn ở các huyện vùng trọng điểm chè, xây dựng quy chế quản lý gắn vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến; bên cạnh việc duy trì ổn định các cơ sở chế biến chè hiện có, cần tập trung tăng cường quản lý chất lượng và khuyến khích đầu tư chế biến chè chất lượng cao, chè đặc sản, tiến tới lựa chọn xây dựng một số vùng chè ứng dụng công nghệ cao liên hoàn từ sản xuất đến chế biến; tạo mối liên kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu - cơ sở chế biến- tiêu thụ từ đó xây dựng thương hiệu chè Phú Thọ, để tăng giá trị, hiệu quả cây chè. Về phía các doanh nghiệp chế biến chè phải xây dựng và hoàn thiện được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc xây dựng và sản xuất chế biến mặt hàng chè sạch cần được áp dụng theo hệ thống chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm của một số doanh nghiệp chè đã được tổ chức quốc tế cấp giấy chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn ISO- 9001: 2000 và hệ thống an toàn thực phẩm HACCP như Công ty CP chè Phú Thọ, Công ty TNHH chế biến chè xuất khẩu Đại Đồng… Các doanh nghiệp cũng nên đầu tư vào mảng nghiên cứu thị trường để có cái nhìn chính xác và tổng quát nhất về thị trường cung- cầu của sản phẩm chè cả trong và ngoài nước. Từ đó có phương hướng, kế hoạch cụ thể để phát triển thị trường chè. Trong đó, duy trì và củng cố thị trường tiêu thụ trong nước để giảm áp lực về chỉ tiêu xuất khẩu; đồng thời cần đẩy mạnh xuất khẩu chè tinh, giảm xuất khẩu chè thô để tăng giá trị xuất khẩu. Cần nghiên cứu kỹ đặc điểm, tính chất và nhu cầu của từng thị trường để hạn chế rủi ro và phải đăng ký bản quyền thương hiệu cho sản phẩm của mình trước khi đưa ra nước ngoài. Bên cạnh việc tiếp tục duy trì mối quan hệ với các thị trường truyền thống (Châu Á, Đông Âu, Nga, Trung Đông) cũng cần từng bước đưa sản phẩm thâm nhập vào các thị trường mới (như EU, Bắc Mỹ).

Đức Minh


Cập nhật: Ngày 02 tháng sáu năm 2018
Nguồn baophutho.vn


Các tin khác...

Sản phẩm nổi bật

  • Thái Bình Ô long trà

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè Ô long hút chân không 200g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Ô long Thanh Tâm 100g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè xanh Bát Tiên hút chân không 200g

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...

  • Chè xanh Ngọc Thúy hút chân không

    Được sản xuất từ giống chè đặc sản chọn...